Trước tiên ta có khẳng định sau
Định lý 13.1.Với $g(x)$ và $h(x)$ là hai đa thức với các hệ số nguyên, trong đó:
\[\begin{align*}
g(x)=&a_lx^l+\ldots+a_0,\,\quad\quad a_l\ne 0\\
h(x)=&b_mx^m+\ldots+b_0,\,\quad\; b_m\ne 0
\end{align*}\]
Giả sử rằng $g(x)h(x)=c_{l+m}x^{l+m}+\ldots+c_0$, khi đó \[\gcd\left( a_1,\,a_2,\,\ldots,\,a_0\right).\gcd\left( b_1,\,b_2,\,\ldots,\,b_0\right) =\gcd\left( c_{l+m},\,c_{l+m-1},\,\ldots,\,c_0\right). \]
Chứng minh. Ta có thể coi $\gcd\left( a_1,\,a_2,\,\ldots,\,a_0\right)=\gcd\left( b_1,\,b_2,\,\ldots,\,b_0\right)=1$. Giả sử $p$ là một ước nguyên tố của $\gcd\left( c_{l+m},\,c_{l+m-1},\,\ldots,\,c_0\right)$ và \[\begin{align*}
p&\mid\gcd\left( a_l,\,\ldots,\,a_{u+1}\right),\,\quad p\nmid a_u,\\
p&\mid\gcd\left( b_m,\,\ldots,\,a_{v+1}\right),\,\quad p\nmid b_v.
\end{align*}\]
Từ định nghĩa ta có \[c_{u+v}=\sum\limits_{s + t = u + v} {{a_s}{b_t}},\] và từ số hạng $a_ub_v$, mỗi số hạng là một bội của $p$. Từ $p\nmid a_ub_v$, dẫn đến $p\nmid c_{u+v}$, và ta cũng có $p\nmid\gcd\left( c_{l+m},\,\ldots,c_0\right)$, trái với giả định của ta. Từ đó không có số nguyên tố nào là ước của $\gcd\left( c_{l+m},\,\ldots,c_0\right)$.
Định nghĩa. Với $f(x)$ là một đa thức với hệ số hữu tỉ. Giả sử rằng có hai đa thức khác hằng số là $g(x)$ và $h(x)$ với hệ số tỉ thoả: $g(x)h(x)=f(x)$ lúc đó ta gọi $f(x)$ là đa thức khả quy. Đa thức bất khả quy có nghĩa là không khả quy.
Ví dụ. $x^2-2$ và $x^2+1$ là những đa thức bất khả quy và đa thức $3x^2+8x+4$ là đa thức khả quy và phân tích là $(3x+2)(x+2)$.
Định lý (Gauss). Với $f(x)$ là một đa thức hệ số nguyên. Nếu $f(x)=g(x)h(x)$ trong đó $g(x)$ và $h(x)$ là những đa thức hệ số hữu tỉ, lúc đó sẽ tồn tại một số hữu tỉ $\gamma$ sao cho \[\gamma g(x),\,\quad \dfrac{1}{\gamma}h(x)\] có hệ số nguyên
Chứng minh. Ta giả định rằng ước chung lớn nhất của những hệ số của $f(x)$ là $1$. Lúc đó ta sẽ có được hai số nguyên $M,\,N$ sao cho
\[\begin{align*}
Mg(x)&=a_lx^l,\,\ldots+a_0,\,\quad a_i\; \text{là số nguyên};\\
Nh(x)&=b_mx^m,\,\ldots+b_0,\,\quad b_i\; \text{là số nguyên};\\
MNf(x)&=c_{l+m}x^{l+m}+\ldots+c_0.
\end{align*}\]
Từ giả thiết của chúng ta và Định lý 13.1 ta có \[MN=\gcd\left( c_{l+m},\,c_{l+m-1},\,\ldots,\,c_0\right)=\gcd\left( a_1,\,a_2,\,\ldots,\,a_0\right).\gcd\left( b_1,\,b_2,\,\ldots,\,b_0\right).\] Với \[\gamma = \dfrac{M}{{\gcd ({a_l},{\mkern 1mu} \ldots {a_0})}} = \dfrac{{\gcd ({b_m}, \ldots {b_0})}}{N},\] đây là điều phải chứng minh.
Định lý (Eisenstein). Với $f(x)=c_nx^n+\ldots+c_0$ là một đa thức với hệ số nguyên. Nếu $p\nmid c_n,\,p\mid c_i,\; (0\le i<n)$ và $p^2\nmid c_0$, lúc đó $f(x)$ là đa thức bất khả quy.
Chứng minh. Giả sử điều ngược lại là $f(x)$ là đa thức khả quy. Từ Định lý 13.2 ta có: $f(x)=g(x)h(x)$,với \[g(x)=a_lx^l,\,\ldots+a_0,\,\quad a_l\ne 0,\,\quad h(x)=b_mx^m,\,\ldots+b_0,\,\quad b_m\ne 0,\] \[l+m=n,\,\quad l>0,\,\quad m>0,\] trong đó $a_j$ và $b_k$ là những số nguyên. Từ $c_0=a_0b_0$ và $p\mid c_0$ lúc đó ta thấy rằng hoặc $p\mid a_0$ hoặc $p\mid b_0$. Giả sử rằng $p\mid a_0$ khi đó từ $p^2\nmid a_0b_0=c_0$, ta có $p\nmid b_0$.
Tiếp theo những hệ số của $g(x)$ không thể tất cả là bội của $p$, nếu không thì $p\mid c_n$. Chúng ta có thể giả sử rằng $p\mid\gcd\left( a_0,\,\ldots,a_{r-1}\right),\,p\nmid a_r,\,1\le r\le l$. Từ $c_r = a_rb_0+\ldots+a_0b_r$ ta kết luận rằng $p\nmid c_r$. Nhưng $r\le l\le n$ từ đó có điều cần chứng minh.
Hệ quả hiển nhiên của định lý trên là khẳng định sau.
Định lý. $x^m-p$ là một đa thức bất khả quy bởi vậy $\sqrt[m]{p}$ là một số vô tỉ.
Định lý. Đa thức sau \[\Phi_p(x)=x^{p-1}+\ldots +x+1\] là đa thức bất khả quy.
Chứng minh. Viết $y+1=x$ ta có \[\frac{1}{y}({(y + 1)^p} – 1) = {y^{p – 1}} + p{y^{p – 2}} + \binom{p}{2} {y^{p – 3}} + \ldots + p.\] Rất dễ dàng để thấy rằng mỗi hệ số ngoài hệ số đầu tiên là một bội của $p$ và hệ số tự do là bội của $p^2$.
Bài tập. Chứng minh rằng các đa thức dưới đây là những đa thức bất khả quy: \[x^2+1,\,\quad x^4+1,\,\quad x^6+x^3+1.\]
Tags: Đa Thức, Đa Thức Bất Khả Quy, Đa Thức Cylcotomic, Đa Thức Hệ Số Nguyên, Đa thức Nguyên Bản, Định Lý Gauss, Số Học, Tiêu Chuẩn Eisenstein
No comments
Comments feed for this article
Trackback link: http://songha.maths.vn/su-phan-tich-cac-da-thuc/trackback/